Lưu ý làm việc và cứu người trong khoang kín
Đã có rất nhiều tai nạn, sự cố thảm khóc xảy ra trên tàu khi thực hiện công việc trong khoang kín. Phần lớn các vụ tai nạn thảm khóc mà chúng ta biết đến có nguyên nhân là do thuyền viên hoặc người lên tàu làm việc thiếu hiểu biết, không được làm quen, huấn luyện hoặc không tuân thủ đầy đủ quy trình làm việc trong khu vực kín.
Làm việc trong không gian hạn chế (Confined Space Entry) là một trong những công việc vô cùng nguy hiểm và dẫn đến tỷ tai nạn lao động cao nhất. Trên thế giới ước tính mỗi ngày có trên 2 người chết khi làm việc trong không gian hạn chế (Confined Space). Ở nước ta rất nhiều ta nạn thương tâm cũng đã xảy ra. Hôm nay trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn những lưu ý cơ bản nhất nhằm lọai bỏ, kiểm sóat và phòng tránh rủi ro khi làm việc trong không gian hạn chế . Tuy nhiên do có quá nhiều đặc thù công việc khác nhau nên chúng tôi không thống kê tỷ mỉ cho tất cả mọi trường hợp được . Nếu bạn muốn biết thêm xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn.
Thế nào là không gian hạn chế (Confined Space)
Không gian hạn chế là những nơi mà chúng ta sẽ tiến hành công việc nhưng bị giới hạn bởi:
- Hạn chế bởi khoảng không, vị trí làm việc
- Thiếu hoặc thừa ô xy trong không khí
- Có sự xuất hiện của khí độc, chấy gây cháy
- Hạn chế lối thoát
Không gian hạn chế có thể là:
Hầm lò,
Bồn chứa
Đường ống, Miệng hố
a. Không gian kín
Không gian kín là một không gian có lối vào chật hẹp điều kiện thao tác hạn chế, không được thông gió thường xuyên và bầu không khí trong đó tiềm ẩn các mối nguy hiểm có thể gây tai nạn nguy hiểm chết người:
– Không khí bị nhiễm độc do các chất độc tụ lại
– Không đủ hàm lượng oxy cần thiết cho hô hấp do các khí nặng khác chiếm chỗ của không khí.
– Điều kiện làm việc chật hẹp dễ gây tai nạn và rất khó cấp cứu, xử lý.
– Các bồn, bể thường bằng kim loại hoặc ẩm ướt dễ gây ytai nạn về điện.
– Thiết bị thường nối với các đường ống dễ có nguy cơ bị các chất nguy hiểm xả vào bên trong khi đang làm việc.
b. Thiếu oxy
– Thông thường trong không khí oxy chiếm 21%, nitơ chiếm 78%, còn lại là các chất khác như: dioxit cacbon, khí helium…
– Trạng thái thiếu không khí xảy ra khi nồng độ oxy hạ xuống dưới 18%.
c. Tổn hại sức khỏe do thiếu oxy
– Người cảm thấy thiếu oxy khi nồng độ oxy khoảng 16%, cảm giác khó thở càng tăng khi nồng độ oxy hạ thấp xuống dưới 16%. Nồng độ oxy dưới 10% có thể gây tử vong.
– Môi trường thiếu oxy trầm trọng, dưới 6% người có thể chết ngay do ngừng tim, ngừng thở. Môi trường làm việc có nồng độ oxy thấp sẽ làm giảm sức lao động, làm người rơi, ngã do chóng mặt, chân tay không cử động hoặc bị chết ngạt.
d. Các biện pháp đề phòng
– Trong không gian kín, trước khi làm việc cần kiểm tra nồng độ khí độc.
– Trước khi làm, chạy máy thông gió để duy trì nồng độ oxy trên 18%.
– Sử dụng dụng cụ bảo vệ hô hấp như: máy hô hấp không khí (oxy), mặt nạ dưỡng khí.
– Lắp đặt, sử dụng thiết bị thoát hiểm.
– Tổ chức giáo dục các quy tắc về an toàn khi làm việc ở môi trường thiếu dưỡng khí.
– Người phụ trách ATLĐ thường xuyên kiểm tra, giám sát công việc.
e. Thử nghiệm bầu không khí trước khi đi vào không gian kín
Chỉ được quyết định đi vào không gian kín sau khi đã thử nghiệm bầu không khí trong két một cách tổng thể từ ngoài vào trong với các thiết bị thử mới được kiểm định và hoạt động chính xác.
Điều quan trọng đối với thiết bị dùng để thử bầu không khí là:
– Phù hợp đối với yêu cầu của thử nghiệm
– Là kiểu được chấp nhận
– Được bảo dưỡng đúng
– Được thường xuyên kiểm tra đối chiếu với mẫu tiêu chuẩn
Phải thận trọng để duy trì mặt cắt đại diện của một khoang bằng việc lấy mẫu ở các độ sâu khác nhau và qua càng nhiều lỗ đo trên mặt boong càng tốt.
Khi tiến hành thử ở mức boong chính, việc thông gió phải ngừng lại và ít nhất sau 10 phút mới được tiến hành đo. Việc thử nghiệm phải được tiến hành ngay trước khi bắt đầu công việc hoặc sau khi công việc bị gián đoạn hoặc bị ngừng. Phải lấy đủ mẫu để đảm bảo rằng các kết quả đo được là đại diện cho trạng thái của cả không gian kín đi vào.
công ty